Làm thế nào để build PC chuẩn cho người mới bắt đầu?

TechForGirl - Làm thế nào để build PC chuẩn cho người mới bắt đầu?

Để xây dựng một bộ máy tính bàn tại nhà cũng là một thách thức lớn đối với người mới bắt đầu hoặc chưa có kinh nghiệm. Có rất nhiều thành phần bạn cần chú ý như chọn màn hình thế nào, build PC cấu hình ra sao, các thiết bị ngoại vi đi kèm loại gì,… và nhiều vấn đề khác. Chính vì thế TechForGirl sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp build PC tốt nhất cho dàn máy tính tại gia nhé!

Build PC là gì? 

“Build PC” là một cụm từ được sử dụng để chỉ việc tự xây dựng bộ máy tính cá nhân (PC) bằng việc lắp ráp các linh kiện riêng lẻ thay vì mua một máy tính sẵn có từ nhà sản xuất. Việc tự xây dựng PC cho phép người dùng tùy chỉnh các linh kiện, chẳng hạn như cpu máy tính, bộ nhớ RAM, card đồ họa, ổ cứng SSD, nguồn điện, và vỏ máy tính theo nhu cầu và ngân sách của họ.

TechForGirl - Build PC là gì

Quá trình xây dựng PC bao gồm việc mua các linh kiện riêng lẻ, sau đó lắp ráp chúng vào một vỏ máy tính để tạo thành một máy tính hoàn chỉnh. Việc này đòi hỏi kiến thức về cấu trúc máy tính và có thể đòi hỏi kỹ năng trong việc sắp xếp và kết nối các linh kiện.

Tại sao bạn nên build PC thay vì mua PC đồng bộ có sẵn?

Việc xây dựng một bộ PC thay vì mua một PC đồng bộ có sẵn có một số lợi ích quan trọng, nhưng cũng có một số hạn chế. Dưới đây là một số lý do mà nhiều người lựa chọn build PC thay vì mua bộ PC có sẵn: 

  • Khả năng tùy chỉnh theo nhu cầu: Xây dựng PC cho phép bạn tùy chỉnh máy tính theo nhu cầu cụ thể. Bạn có thể chọn từng linh kiện, bao gồm vi xử lý, bộ nhớ, đồ họa, ổ cứng, nguồn máy tính, và case, để đáp ứng nhu cầu và mong muốn của bạn. Điều này đặc biệt hữu ích cho người chơi game hoặc những người làm công việc đòi hỏi hiệu suất cao như xây dựng thiết kế hình ảnh 2D, 3D, render video.
  • Hiệu suất tối ưu: Bằng cách tự xây dựng PC, bạn có thể chọn các linh kiện cao cấp hơn với giá tương đương hoặc thậm chí thấp hơn so với máy tính sẵn có tương tự. Điều này giúp đảm bảo hiệu suất tối ưu cho ngân sách của bạn.
  • Hiểu biết về máy tính: Quá trình xây dựng PC giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động của máy tính. Điều này có thể hữu ích khi bạn cần thực hiện bảo trì hoặc nâng cấp máy tính trong tương lai.
  • Trải nghiệm cá nhân: Việc build PC có thể là một trải nghiệm thú vị và đầy thách thức. Bạn có thể tự thiết kế vỏ máy tính và tạo ra một máy tính độc đáo thể hiện cá tính của bạn. Đây sẽ là một trong những việc cá nhân hóa dàn PC tại gia vô cùng ấn tượng cho các tín đồ công nghệ không thể bỏ qua. 
TechForGirl - Những lý do nên build PC thay vì mua PC đồng bộ sẵn

Hạn chế của việc tự build PC là bạn cần có thời gian để học hỏi kiến thức về phần cứng máy tính và kỹ năng lắp ráp. 

Những lưu ý khi xây dựng dàn máy tính PC

Để chuẩn bị cho hành trình tự build PC sắp tới thành công bạn cũng không nên bỏ quên một số lưu ý sau đây. Cùng TechForGirl tìm hiểu kỹ càng trước khi đưa ra quyết định ngay nhé!

1. Xác định mục tiêu sử dụng:

Mục tiêu sử dụng PC là yếu tố quan tâm đầu tiên khi bạn đưa ra quyết định lựa chọn PC. Chính vì thế bạn hãy cân nhắc nó trước nhé.

  • Gaming: Nếu nhu cầu của bạn là build PC gaming để phục vụ nhu cầu chiến game cùng đồng đội thì bạn cần tập trung vào card đồ họa mạnh mẽ và CPU có hiệu suất cao. Và dĩ nhiên các thành phần khác như RAM, ổ cứng SSD hay nguồn PSU phù hợp và hệ thống tản nhiệt cũng không thua kém gì trong việc duy trì hiệu suất. Hãy chọn phần linh kiện cho tốc độ làm việc trung bình đến cao tùy theo tần suất sử dụng, hiệu suất và chi phí của bạn. 
  • Công việc văn phòng: Đối với các công việc văn phòng bạn sẽ thường xuyên làm việc với nhiều phần mềm như Microsoft Office 365 hay các phần mềm trình chiếu, chỉnh sửa hình ảnh cơ bản. Vậy nên bạn cần tập trung nhiều hơn vào việc lựa chọn một bộ vi xử lý tốt để hoàn thành các công việc mượt mà để build PC văn phòng ưng ý.
  • Biên tập video và làm đồ họa: Các nhà editor, thiết kế đồ họa chuyên nghiệp thì việc build PC là công việc vô cùng cần thiết. Vì đây là công cụ quan trọng giúp bạn tạo ra nhiều sản phẩm trong tương lai. Việc của bạn là cần chọn CPU và card đồ họa mạnh, cùng với bộ nhớ và ổ cứng nhanh. Đảm bảo quá trình làm việc, lưu trữ và đa nhiệm liên tục. 
TechForGirl - Xác định nhu cầu trước khi xây dựng PC

2. Chọn CPU (Vi xử lý):

Hiện nay chúng ta có hai thương hiệu lớn sản xuất CPU máy tính là Intel và AMD. Đây là hai hãng lớn trong việc mang đến bộ vi xử lý nhanh mà nhiều người tin dùng. Intel hay AMD cũng đều cung cấp hiệu suất CPU với mức giá tương đương từ giá rẻ đến cao cấp cho đa dạng nhu cầu sử dụng của người dùng. 

  • PC để chơi game và các công việc đòi hỏi tính toán nhanh bạn hãy chọn CPU có nhiều nhân và luồng (ví dụ: Intel Core i7 hoặc AMD Ryzen 7) để yêu cầu được xử lý nhanh chóng trên hệ thống. Tận hưởng tốc độ làm việc tối ưu.
  • Đối với công việc văn phòng cơ bản, CPU tầm trung là đủ (ví dụ: Intel Core i5 hoặc AMD Ryzen 5). Với mức giá hợp lý thì đây là lựa chọn tốt nhất và phù hợp với nhu cầu.
TechForGirl - Chọn CPU phù hợp với nhu cầu khi build máy tính PC

3. Chọn bo mạch chủ (Motherboard):

Bo mạch chủ được ví như xương sống của toàn bộ hệ thống. Mang nhiệm vụ liên kết các linh kiện PC khác và truyền năng lượng để dàn PC làm việc hiệu quả. Chính vì thế main máy tính mà bạn chọn khi build PC phải tương thích với CPU. Dưới đây là một số khe cắm CPU và loại bo mạch chủ tương thích phổ biến hiện nay:

  • Socket LGA 1200: Sử dụng cho các CPU Intel Core thế hệ 10 và 11, chẳng hạn như Intel Core i9, i7, i5, i3.
  • Socket AM4: Sử dụng cho các CPU AMD Ryzen thế hệ 3 và 4, bao gồm Ryzen 9, Ryzen 7, Ryzen 5, Ryzen 3.
  • Socket LGA 1700: Dành cho CPU Intel Core thế hệ 12, nhưng có kiến trúc Alder Lake.
  • Socket TR4/sTRX4: Dành cho CPU AMD Ryzen Threadripper, được sử dụng cho các ứng dụng đa nhiệm và làm đồ họa chuyên nghiệp.
  • Socket s1200: Dành cho các CPU Intel Xeon và một số CPU desktop Intel cho các ứng dụng chuyên nghiệp.
  • Socket AM5: Sử dụng cho CPU AMD Ryzen tương lai.
  • Socket s1700: Dành cho CPU Intel Sapphire Rapids và là dòng CPU cho máy chủ.
  • Socket FM2+ và AM3+: Các socket AMD cũ hơn, không còn được sử dụng rộng rãi cho các CPU mới.
TechForGirl - Mua mainboard tương thích với CPU khi tạo PC

Sau yếu tố chọn mainboard tương thích với CPU bạn cũng cần lưu ý rằng trên bo mạch chủ hỗ trợ số lượng khe cắm RAM, khe PCIe cho card đồ họa và kết nối USB có đáp ứng với nhu cầu hiệu suất của bạn hay không nữa nhé!

4. Bộ nhớ (RAM):

RAM là bộ lưu trữ tạm thời để hỗ trợ các công việc thao tác trên máy tính. Vì vậy khi lựa chọn build PC bạn nên bỏ túi những lưu ý này để tránh việc đa nhiệm không vừa ý nhé!

  • Dựa vào mục tiêu sử dụng, chọn dung lượng RAM phù hợp. Thường, 8GB là tối thiểu, 16GB là lựa chọn tốt cho hầu hết mọi người, và 32GB hoặc 64GB dành cho công việc nặng.
  • Lựa chọn RAM với tốc độ (MHz) phù hợp với bo mạch chủ của bạn.
TechForGirl - Chọn dung lượng RAM phù hợp với dàn PC

5. Card đồ họa (GPU):

Card đồ họa là yếu tố quyết định xem hệ thống máy tính PC mà bạn build có thỏa mãn trong quá trình sử dụng hay không. Nó là yếu tố quyết định trực tiếp đến trải nghiệm. Vì vậy bạn hãy ưu ái cho những chiếc card đồ họa xịn sò nếu nhu cầu sử dụng của bạn cao và hầu bao của bạn dư dả. Nhưng nếu nhu cầu sử dụng của bạn ở tầm trung đến thấp thì card đồ họa thật sự không cần phải bỏ ra một số tiền lớn để mua một linh kiện GPU xịn.

  • Đối với nhu cầu gaming: Chọn card đồ họa mạnh mẽ như RTX 3060, RTX 3070, RTX 3080 và RTX 3090, được thiết kế cho gaming 4K và hiệu suất cao. Hay dòng card đồ họa RX 6000 Series của AMD, chẳng hạn như RX 6600 XT và RX 6700 XT, cũng phù hợp cho gaming 1440p và 4K.
  • Đối với công việc đòi hỏi xử lý đồ họa, hãy cân nhắc sử dụng card đồ họa chuyên nghiệp như NVIDIA Quadro Series được thiết kế cho các ứng dụng chuyên nghiệp như biên tập video, thiết kế 3D và làm đồ họa. NVIDIA Titan Series: Các card Titan cung cấp hiệu suất cao cho biên tập video và làm đồ họa chuyên nghiệp. hay AMD Radeon Pro Series: Dành cho các ứng dụng làm đồ họa và biên tập video chuyên nghiệp.
  • Đối với công việc văn phòng cơ bản: Dòng card GTX, chẳng hạn như GTX 1660 và GTX 1650, phù hợp cho công việc văn phòng và giải trí đa phương tiện cơ bản. Hay MD Radeon RX 500 Series – card đồ họa phổ thông này là sự lựa chọn tốt cho mục tiêu sử dụng hàng ngày và đa phương tiện.
TechForGirl - Card đồ họa phù hợp với PC mà bạn xây dựng

6. Ổ cứng (HDD/SSD):

Ổ cứng sẽ ảnh hưởng đến quá trình khởi động máy và hiệu suất đọc, ghi dữ liệu trên máy. Ngoài ra đây còn là nơi lưu trữ chính cho kho game mà bạn yêu thích, các sản phẩm thiết kế mà bạn nhọc công tạo ra hay các tài liệu công việc quan trọng. Chúng ta có hai loại ổ cứng phổ biến hiện nay như ổ cứng SSDổ cứng HDD.

  • Đối với hiệu suất nhanh và thời gian khởi động nhanh, chọn ổ SSD cho hệ điều hành và các ứng dụng quan trọng.
  • Sử dụng ổ cứng HDD cho lưu trữ dữ liệu lớn.
TechForGirl - Chọn ổ cứng phù hợp khi build PC

7. Nguồn điện (PSU):

Nguồn máy tính sẽ là nơi cung cấp điện năng cho toàn bộ hệ thống hoạt động trong dàn PC. Vì thế bạn cần lựa chọn PSU phù hợp với các linh kiện khi build PC để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho dàn máy tính hoạt động xuyên suốt cả ngày. 

TechForGirl - Chọn nguồn máy tính khi build PC

8. Vỏ máy tính (Case):

  • Lựa chọn vỏ máy tính có đủ không gian cho các linh kiện và làm mát tốt.
  • Chọn vỏ máy tính với thiết kế và kích thước mà bạn yêu thích.

9. Làm mát:

Phụ thuộc vào chi phí và sở thích bạn hãy chọn bộ tản nhiệt an toàn cho CPU và GPU khi build PC. Dù là tản nhiệt nước hay tản nhiệt khí cũng sẽ mang lại hiệu suất làm việc tương ứng khác nhau. Bên cạnh đó hệ thống đèn LED đi kèm trên các bộ tản nhiệt cũng sẽ giúp bạn cá nhân hóa góc làm việc thêm sinh động. 

TechForGirl - Lựa chọn tản nhiệt phù hợp với hệ thống để build PC

10. Không quên các linh kiện khác:

Các thiết bị ngoại vi cũng không thể nào thiếu khi bạn build PC cho riêng mình. Vì vậy đừng quên lựa chọn các sản phẩm như bàn phím, chuột, màn hình, loa, và các thiết bị hỗ trợ khác đấy nhé!

TechForGirl - Kèm theo là các thiết bị ngoại vi khi dựng máy tính bàn

Dù bạn là một người mới bắt đầu hay một người có kinh nghiệm, việc build PC cũng là một cơ hội để tùy chỉnh máy tính theo ý muốn của bạn. Đừng bỏ qua những lưu ý và tìm hiểu kỹ lưỡng về việc xây dựng bộ máy có hiệu suất phù hợp với nhu cầu của bạn nhé! Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết này từ TechForGirl <3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *